Bệnh EDS là hội chứng giảm đẻ ở gà làm cho vật nuôi giảm hiệu suất sinh sản, gây thiệt hại về kinh tế cho chủ trang trại. Với người chăn nuôi đang quan tâm làm sao chữa bệnh EDS trên gà sao cho hiệu quả, muốn có câu trả lời cùng SV388 theo dõi bài viết chia sẻ sau đây nhé!
Nguyên nhân gây nên bệnh EDS ở gà
Bệnh giảm đẻ ở gà do một loại vi rút EDSV có chiều dài 70-75 nm gây nên thuộc họ adenoviridae. Ở nhiệt độ 60 độ C, vi rút bất hoạt sau 30 phút, còn ở mức 56 độ thì sau 3 giờ đồng hồ EDSV chết. Ở mọi giai đoạn, từ gà con cho tới gà trưởng thành đều có thể mắc bệnh. Tuy nhiên, gà đẻ công nghiệp (thương phẩm) và gà đẻ trứng giống trong thời điểm 26-35 tuần tuổi có khả năng mắc bệnh cao nhất.
Bệnh EDS trên gà lây lan qua 2 con đường, đó là:
- Lây truyền dọc: Con đường này lây từ gà bố mẹ sang gà con thông qua trứng bị nhiễm vi rút.
- Lây truyền ngang: Bệnh giảm đẻ này có thể lây từ đàn gà bệnh sang đàn gà khỏe mạnh nhất do việc dùng chung máng ăn, máng uống…
Một số triệu chứng bệnh EDS trên gà
Thời gian nung bệnh EDS ở gà từ 7-9 ngày, một số trường hợp sau 17 ngày mới xuất hiện các triệu chứng. Khi mắc bệnh giảm đẻ trên gà, vỏ trứng bị mất màu, trứng sinh ra có lớp vỏ mỏng, mềm, xù xì, nhám… thậm chí trên bề mặt của vỏ còn lắng đọng nhiều hạt.
Lòng trắng trứng bị ảnh hưởng về kích thước và chất lượng. Sản lượng trứng đẻ giảm rất nhanh, khoảng 40%, thậm chí lên tới 50%, kéo dài 4-10 tuần. Chất lượng lòng trắng trứng loãng, tỷ lệ ấp trứng nở thành con giảm. Khi gà mắc bệnh EDS vẫn khỏe mạnh, một số đàn gà có biểu hiện chán ăn, mệt mỏi, tiêu chảy, đi đứng không linh hoạt… Khi gà có các dấu hiệu này lập tức cách ly rồi tìm cách chữa bệnh EDS trên gà.
Bệnh tích
Sau khi đã tìm hiểu một số triệu chứng, muốn biết rõ hơn về căn bệnh này thì hãy tiến hành mổ khám bên trong để có các bệnh tích.
- Miệng phễu ở phần trên của ống dẫn trứng và phần tử cung có triệu chứng bị phù thũng.
- Lách bị sưng to. Tế bào trứng mềm nhũn.
- Tử cung bị viêm nhiễm, phù thũng và chứa nhiều dịch nước màu xanh. Trứng non giảm dần và không phát triển.
Thắc mắc chữa bệnh EDS trên gà như thế nào?
Khi gà mắc bệnh giảm tỷ lệ đẻ, trong cách chữa bệnh EDS trên gà các chuyên gia thú y khuyên sử dụng một số loại thuốc như sau:
- Sử dụng Sorpherol, Goliver… có công dụng giải độc gan thận cho gà.
- Một khi gà đã mắc bệnh giảm đẻ thì sức đề kháng của vật nuôi bị giảm sút thì hãy dùng Interferon, Vime C Elctrolyte, Gluco KC… bù đắp chất điện giải.
- Elecamin plus, Lactozyme… là các vitamin, men tiêu hóa cho gà uống có tác dụng đi ngoài tốt hơn.
- Để tăng tỷ lệ sinh sản cao, tỷ lệ phôi và ấp trứng được nâng cao đáng kể khi gà mắc bệnh EDS hãy bổ sung Embrio-stimulan 6g/ 1kg thức ăn hoặc AD3E Thái hay Super-vitamin, Doxyit.
Hướng dẫn phòng chữa bệnh EDS trên gà
Sau khi đã nắm bắt được cách chữa bệnh EDS trên gà, để ngăn ngừa vi rút EDSV lây lan thì chủ trang trại cần có một số biện pháp phòng bệnh ở vật nuôi như sau:
Đàn gà đẻ trong giai đoạn đẻ (15-16 tuần tuổi), nên phòng bệnh bằng vắc xin. Trên thị trường hiện nay, có 2 loại vắc xin được chủ trang trại sử dụng để tiêm cho vật nuôi, đó là: vaccine đơn giá phòng hội chứng giảm đẻ riêng, hoặc vắc xin đa giá phòng 3 bệnh, đó là bệnh Newcastle, bệnh viêm phế quản truyền nhiễm, bệnh hội chứng giảm đẻ.
Nên chọn gà giống từ cơ sở chất lượng. Đồng thời gà con cần phải được tiêm vắc xin phòng bệnh để ngăn ngừa vi rút gây nên bệnh giảm đẻ.
Môi trường chăn nuôi sạch sẽ, thường xuyên dọn dẹp vệ sinh, sát khuẩn theo định kỳ quy định. Máng ăn, máng uống nhớ phải cọ rửa, sát trùng để diệt vi khuẩn.
Trong quá trình chăn nuôi hãy đảm bảo cung cấp cho vật nuôi đầy đủ dưỡng chất, nước uống phù hợp để cơ thể gà được nâng cao sức đề kháng, chống lại sự stress khi môi trường thay đổi. Khi chế độ dinh dưỡng được đảm bảo thì buồng trứng được kích thích phát triển, kéo dài giai đoạn đẻ đỉnh cao…
Một khi gà đã mắc bệnh EDS thì chủ trang trại lập tức cách ly ngay, tránh tình trạng lây lan sang đàn gà khỏe mạnh. Khi gà chết, cần xử lý bằng cách đốt hoặc chôn sâu 2 lớp vôi để diệt vi khuẩn, đừng vứt ra môi trường xung quanh sẽ ô nhiễm chất lượng không khí.
Trên đây là các thông tin chia sẻ về căn bệnh giảm đẻ và cách chữa bệnh EDS trên gà để hạn chế những rủi ro về kinh tế. Hy vọng qua bài viết này người chăn nuôi có được kiến thức hữu ích trong việc nuôi gia cầm, bổ sung dưỡng chất đủ, để sức đề kháng được nâng cao, tăng tỷ lệ đẻ trứng và ấp nở thành công.