Bệnh bạch lỵ ở gà? Cách nhận biết, điều trị hiệu quả

Bệnh bạch lỵ ở gà là một loại bệnh truyền nhiễm lây lan nhanh và khá nguy hiểm. Vậy nên người chăn nuôi gà cần hiểu biết để phòng ngừa và chữa trị kịp thời, hiệu quả. Bài viết hôm nay SV388 sẽ giúp bạn biết được nguyên nhân gây bệnh, cách nhận biết, phòng ngừa và khắc phục bệnh hiệu quả.

Bệnh bạch lỵ ở gà là gì?
Bệnh bạch lỵ ở gà là gì?

Bệnh bạch lỵ ở gà do nguyên nhân nào?

Bệnh bạch lỵ thường xuất hiện ở gà con trong giai đoạn dưới 3 tuần tuổi. Nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn Salmonella Pullorum – Đây là một loại vi khuẩn có thể tồn tại ở trong điều kiện thường từ 3 đến 4 tháng. Chúng thường ẩn nấp trong môi trường chuồng trại, chăn nuôi gà. 

Một số nguyên nhân chính khiến gà bị mắc bệnh bạch lỵ như:

  • Lây nhiễm từ gà mẹ mắc bệnh sang gà con qua đường máu. Nếu gà mẹ bị mắc bệnh bạch lỵ mãn tính thì khả năng cao là gà con nở ra cũng sẽ mắc bệnh.
  • Vi khuẩn gây bệnh bạch lỵ có thể xâm nhập qua vỏ trứng trong môi trường tủ ấp trứng.
  • Gà bị bệnh bạch lỵ do vi khuẩn gây bệnh có sẵn trong môi trường chăn nuôi do không đảm bảo sạch sẽ, khử trùng thường xuyên khiến mầm bệnh phát triển.
  • Do lây nhiễm từ gà bệnh sang cho gà khoẻ qua đường phân thải có chứa vi khuẩn gây bệnh. Hoặc lây qua đường miệng, thức ăn, nước uống, qua các dụng cụ chăm sóc gà, chất độn chuồng, côn trùng,….
  • Gà càng lớn thì khả năng kháng bệnh bạch lỵ càng cao, nhưng chúng sẽ có nguy cơ trở thành vật mang trùng, khiến lây nhiễm bệnh.
Xem Thêm  Tổng Hợp Các Cách Chơi Bài Cào Luôn Thắng Tại SV388

Triệu chứng nhận biết gà bị bệnh bạch lỵ

Gà mắc bệnh bạch lỵ sẽ có các biểu hiện đặc trưng bên ngoài như sau:

Dấu hiệu, triệu chứng nhận biết gà mắc bệnh bạch lỵ
Dấu hiệu, triệu chứng nhận biết gà mắc bệnh bạch lỵ
  • Gà đi ngoài phân lỏng màu trắng hoặc vàng và bết dính quanh hậu môn. Lông hậu môn của gà bị ướt, dính vào nhau, rất bẩn.
  • Gà bỏ ăn, uống, bị rụt đầu, mệt mỏi, xù lông, ủ rũ, hở rốn. Chúng không muốn hoạt động, di chuyển chậm chạm, lúc nào cũng như đang buồn ngủ. 
  • Trứng gà nhiễm vi khuẩn bạch lỵ có tỷ lệ nở rất thấp, phôi bị sát và sẽ chết vào thời điểm khoảng từ 18 – 19 ngày tuổi. Nếu gà con nở ra thì cũng sẽ mắc bệnh, cơ thẻ rất yếu và chết dần từ 4 ngày tuổi. Tỷ lệ gà con tử vong cao nhất vào ngày thứ 5, và từ từ giảm dần cho đến ngày thứ 8.

Các triệu chứng bệnh bạch lỵ ở gà phụ thuộc vào độ tuổi và mức độ ô nhiễm.

Bệnh tích của gà mắc bệnh bạch lỵ

Khi gà mắc bệnh bạch lỵ sẽ chết nếu không được can thiệp bằng kháng sinh. Và khi dùng thuốc thì tỷ lệ chết vẫn có thể lên đến từ 5 – 15%. Với các bệnh tích điển hình như sau:

Bệnh tích của bệnh bạch lỵ ở gà
Bệnh tích của bệnh bạch lỵ ở gà
  • Trong các cơ quan nội tạng của gà mắc bệnh bạch lỵ có nhiều nốt hoại tử màu trắng xám. Bởi vì, vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào cơ thể qua máu và gây tổn thương đến các bộ phận nội tạng.
  • Gà con chết ngay sau khi trứng nở, sẽ thấy xuất huyết ở gan, phổi chứ khkoong có bệnh tích điển hình.
  • Gà từ 4 – 7 ngày tuổi chết do bệnh bạch lỵ sẽ thấy có nhiều nốt hoại tử màu trắng nhỏ ở gan, tim, phổi và lá lách.
  • Lách gà sưng, thận bị sung huyết và lòng đỏ không tiêu.
  • Niệu quản của gà bệnh bạch lỵ chứa urat màu trắng, gà bị viêm phúc mạc và thành ruột dày.
  • Nếu gà khỏi bệnh bạch lỵ thì cũng sẽ bị ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ. Với gà đẻ thì tỷ lệ đẻ, ấp nở giảm trầm trọng.
Xem Thêm  Full Trực Tiếp Đá gà Thomo cpc3 Hôm nay ngày 19/2/2024

Phương pháp khắc phục và phòng ngừa bệnh bạch lỵ ở gà

Vi khuẩn bạch lỵ ở gà có thể sống ngoài môi trường thường hàng tháng, nhưng chúng lại rất mẫn cảm với chất sát trùng. Chúng ta có thể tiêu diệt vi khuẩn này bằng cách phun các chất khử trùng như: Bioxide, Biodine, Bioxept,…

  • Cách ly và nên loại bỏ những con gà mắc bệnh bạch lỵ kể cả gà đẻ, nhằm tránh việc gà ấp trứng và nở ra gà con bị bệnh.
  • Khi gà có dấu hiệu mắc bệnh bạch lỵ thì cần phải cho uống nhanh ngay các loại thuốc gồm: Men tiêu hoá, Bcomplex, Noploxacin/ Enroflocaxin, Ampicoli 1g/2 lít nước. Áp dụng cho cả đàn gà, như vậy mới có thể hạn chế được khả năng lây lan bệnh. 
  • Nếu gà bị bệnh quá nặng, cho uống thuốc nhưng không giảm thì có thể tiêm trực tiếp thuốc Ampicoli.
  • Trộn các chế phẩm tiêu diệt vi khuẩn vào chất độn chuồng để giuips phân huỷ các vi khuẩn gây bệnh có trong phân gà. 
Bệnh tích của bệnh bạch lỵ ở gà
Bệnh tích của bệnh bạch lỵ ở gà

Ngoài ra, người nuôi cùng cần áp dụng thêm các phương pháp phòng bệnh như sau:

  • Cho gà con từ 3 đến 5 ngày tuổi uống thuốc phòng bệnh bạch lỵ.
  • Thường xuyên vệ sinh môi trường nuôi gà sạch sẽ, thường xuyên phun các loại thuốc diệt khuẩn, sát trùng. Làm sạch máng ăn, uống cho gà và thực hiện xử lý phân gà đúng cách. Nhằm để giúp tiêu diệt tận gốc các vi khuẩn gây bệnh ẩn chứa trong chuồng trại nuôi gà.
Xem Thêm  Full Trực Tiếp Đá gà Thomo cpc3 Hôm nay ngày 7/12/2023

Kết bài

Phía trên là thông tin chi tiết về bệnh bạch lỵ ở gà, nguyên nhân, triệu chứng nhận biết và cách phòng, chữa bệnh hiệu quả. Hy vọng đã giúp bạn có thêm kiến thức hữu ích để chăm sóc tốt hơn cho gà của mình.