Bệnh tụ huyết trùng ở gà – Cách phòng và điều trị hiệu quả

Bệnh tụ huyết trùng ở gà là một căn bệnh nguy hiểm có nguy cơ gây chết gia cầm, khiến nhiều người chăn nuôi lo lắng. Vậy nguyên của bệnh là do đấu? Dấu hiệu nhận biết? Cách điều trị và phòng gà bị bệnh tụ huyết trùng sao cho hiệu quả? Tất cả thắc mắc của bạn về gà bệnh tụ huyết trùng sẽ được Sv388  giải đáp ngay dưới đây.

Tìm hiểu về bệnh tụ huyết trùng ở gà và nguyên nhân gây bệnh

Bệnh tụ huyết trùng ở gà hay còn được gọi là bệnh gà toi, đây là một loại bệnh truyền nhiễm cấp tính. Nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn Gram (-) Pasteurella multocida. Gà ở mọi giai đoạn phát triển đều có thể mắc bệnh tụ huyết trùng một cách đột ngột, diễn biến bệnh cực nhanh và tỷ lệ chết rất cao.

Xem Thêm  Sảnh đá gà indonesia - Điểm đến của những chiến binh cừ khôi

Tìm hiểu về chứng gà bị bệnh tụ huyết trùng

Triệu chứng nhận biết gà bị bệnh tụ huyết trùng

Gà thường mắc bệnh tụ huyết trùng vào thời điểm giao mùa, lúc thời tiết thay đổi. Đặc biệt bệnh thường diễn ra ở giai đoạn gà 2 tháng tuổi, với các triệu chứng cụ thể như sau:

Thể quá cấp tính

Bệnh tụ huyết trùng ở gà trong trạng thái quá cấp tính thường diễn biến rất nhanh, khiến người nuôi không kịp quan sát được triệu chứng rõ ràng. Nếu chú ỹ kỹ thì có thể chỉ thấy gà bị ủ rủ, và chết ngay từ 1 – 2 giờ sau đó. Cũng có một số trường hợp gà đang ăn thì lăng đùng ra chết. Hoặc gà mái lên tổ đẻ trứng và chết luôn ở tổ. 

Sau khi gà chết do bệnh tụ huyết trùng ở thể quá cấp tính có thể thấy da bị tím bầm. Có thể ở mũi và miệng gà bị chảy nước nhờn có lẫn máu và phần tích gà căng phồng lên.

Thể cấp tính

Ở thể cấp tính gà bị bệnh tụ huyết trùng sẽ có một số triệu chứng như sau:

  • Gà sốt cao từ 41 – 42 độ C
  • Gà bỏ ăn, ủ rũ, đi lại chậm chạm, xù lông, sã cánh
  • Mũi và miệng gà chảy ra chất nhớt có bọt hoà lẫn cùng máu có màu nâu sẫm.
  • Trong lúc đang mắc bệnh có thể gà sẽ bị tiêu chảy phân trắng hoặc nâu.
  • Mào yếm của gà chuyển sang màu tiếm bầm. 
  • Càng về sau gà càng khó thở, và cuối cùng là chết do bị ngạt thở.
Xem Thêm  Cách chọn gà chọi đẹp không phải ai cũng biết
Các dấu hiệu nhận biết bệnh tụ huyết trùng ở gà
Các dấu hiệu nhận biết bệnh tụ huyết trùng ở gà

Thể mạn tính

Gà mắc bệnh tụ huyết trùng ở thể mạn tính sẽ có các dấu hiệu nhận biết như sau:

  • Gà sẽ bị viêm khớp và viêm phúc mạc mạn tính.
  • Gà ủ rủ, gầy yếu 
  • Gà đi ngoài ra phân lỏng màu vàng có bọt.

Bệnh tích khi gà mắc bệnh tụ huyết trùng

Khi gà mắc bệnh tụ huyết trùng sẽ có các bệnh tích để lại trên thân thể như sau:

  • Xác chết của gà có thịt nhão, bị tụ huyết, cơ bắp bị tím bầm và dưới da thấm dịch nhớt.
  • Tim gà bị sưng, lớp mỡ ở vành tim bị xuất huyết. Phần xoang bao tim bị phình to và chứa chất dịch màu vàng.
  • Phổi gà bị viêm, tụ máu màu nâu sẫm hoặc dịch viêm màu đỏ nhạt.
  • Phế quảng của gà chứa nhiều dịch nhờn cùng bọt màu vàng.
  • Gan gà sưng nhẹ, bề mặt xuất hiện các nốt hoại tử màu vàng nhạt hoặc trắng xám tụ lại thành từng đám.
  • Lách gà hơi sưng và bị tụ máu.
  • Niêm mạc ruột của gà bị viêm, tụ máu và chảy máu.
  • Từ phúc màng đến buồng trứng, ống dẫn trứng của gà bị viêm. Các khớp xương của gà xưng to và chứa nhiều chất dịch màu xám đục.
Các bệnh tích của gà mắc bệnh tụ huyết trùng
Các bệnh tích của gà mắc bệnh tụ huyết trùng

Kinh nghiệm phòng chống bệnh tụ huyết trùng ở gà

Nếu muốn phòng bệnh tụ huyết trùng ở gà tốt nhất, bạn nên tham khảo các kinh nghiệm như sau:

Xem Thêm  Lô Top Là Gì - Phương Pháp Đánh Lô Hiệu Quả Nhất

Vệ sinh môi trường chăn nuôi

  • Bạn cần đảm bảo môi trường chăn nuôi sạch sẽ, thoáng mát, khô ráo. Dọn dẹp và khử trùng chuồng trại, máng ăn uống cũng như khu vực trang trại thường xuyên. 
  • Dùng thêm balasa để làm đệm lót sinh học giúp khử mùi hôi và khí độc trong chuồng, nhằm giúp gà kháng bệnh tốt hơn. 

Tăng cường sức đề kháng cho gà

  • Bổ sung các loại vitamin khoáng chất pha cùng nước uống, thức ăn. 
  • Dùng thuốc giải độc gan, thận pha với nước cho gà uống.
  • Cho gà dùng thêm men tiêu hoá để giúp chúng tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng, từ đó tăng sức đề kháng.
Người nuôi nên thực hiện các phương pháp phù hợp để giúp gà phòng bệnh tụ huyết trùng
Người nuôi nên thực hiện các phương pháp phù hợp để giúp gà phòng bệnh tụ huyết trùng

Sử dụng vacxin tụ huyết trùng để phòng bệnh cho gà

Để phòng bệnh tụ huyết trùng ở gà chúng ta có thể sử dụng vaccin vô hoạt phèn chua tại Việt Nam. Tiêm cho 1ml/con gà từ 25 ngày tuổi trở lên, loại vaccin này có khả năng miễn dịch trong vòng 6 tháng.

Dùng kháng sinh

Bạn có thể dùng các loại kháng sinh để trộn vào thức ăn hoặc nước uống để phòng bệnh tụ huyết trùng cho gà của mình. Liều lượng cụ thể như sau:

  • Kháng sinh Tetra-colivit: 2g/1l nước
  • Kháng sinh Florfen-B: 4g/1l nước

Cách hiệu quả để chữa trị bệnh tụ huyết trùng ở gà

Khi phát hiện bệnh tụ huyết trùng ở gà, thì người nuôi cần điều trị sớm nhất để đạt hiệu quả tốt hơn. Vì khi để bệnh này chuyển thành thể mãn tính sẽ khiến việc điều trị bị kém hiệu quả.

Xem Thêm  Bệnh Marek ở gà - Dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa

Chúng ta có thể sử dụng một số loại thuốc chuyên biệt hiệu quả dùng cho gà bị bệnh tụ huyết trùng như: Sulphaquinoxolone hoặc Tetracyclin. Trộn thuốc vào thức ăn và nước uống cho gà dùng. Đồng thời kết hợp bổ sung dinh dưỡng, các loại vitamin, chất điện giải, kháng sinh,… để giúp gà được tăng sức đề kháng.

Kết bài

Hy vọng qua bài viết về bệnh tụ huyết trùng ở gà phía trên sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích trong việc chăn nuôi gà. Chúc bạn thành công!